Quản trị khách sạn

Ngành, nghề: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
Mã ngành, nghề:  6810201
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian khóa học: 2,5 – 3 năm

  1. Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo

Chương trình đào tạo Cao đẳng Quản trị khách sạn nhằm trang bị cho người học có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như: lễ tân, nhà hàng, buồng, ăn uống, phục vụ tiệc, hội nghị hội thảo.

Với định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo năng lực làm việc trong môi trường đa văn hóa, sinh viên chuyên ngành Quản trị khách sạn được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản lý, tổ chức các hoạt động khách sạn như: lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, quản trị chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, tổ chức các sự kiện trong khách sạn.

Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên sâu, chương trình đào tạo còn trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, phong cách chuyên nghiệp và sức khỏe tốt.

  1. Mục tiêu đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Theo học ngành Cao đẳng Quản trị khách sạn còn được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, hiểu biết về các nền văn hóa trên thế giới và việt Nam, các kiến thức về tâm lý học và các kỹ năng về tinn học như quản trị các phần mềm quản lý thông tin khách sa

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Kiến thức

– Trình bày được những hiểu biết khái quát về ngành du lịch, tổng quan về du lịch và khách sạn nhà hàng.

– Mô tả được vị trí, vai trò của lĩnh vực khách sạn – nhà hàng trong ngành du lịch và đặc trưng của hoạt động và tác động của khách sạn – nhà hàng về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.

– Trình bày được cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn; mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn và đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn.

– Trình bày được nguyên lý, quy trình quản trị nói chung, quản trị quá trình điều hành khách sạn, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị cơ sở vật chất và quản trị các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn như: Lễ tân, buồng, ẩm thực.

– Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của khách sạn: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ phòng, nghiệp vụ nhà hàng, pha chế thức uống và chế biến món ăn.

– Mô tả được các quy trình quản lý của các bộ phận lễ tân, phòng, nhà hàng, bếp.

– Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu tại khách sạn và công dụng của chúng.

– Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn và cách thức đánh giá chất lượng.

– Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của khách sạn.

– Trình được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong khách sạn để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa.

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định

2.2.2. Kỹ năng

– Giao tiếp tốt với khách hàng, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại tất cả các vị trí của các bộ phận trong khách sạn như: bộ phận lễ tân, bộ phận buồng, nhà hàng hoặc bộ phận yến tiệc, hội nghị – hội thảo.

– Chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng có hiệu quả.

– Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị khách sạn.

– Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo theo tiêu chuẩn của khách sạn;

– Thực hiện đúng quy trình quản lý tại các vị trí công việc của quản lý bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng theo tiêu chuẩn của khách sạn

– Quản lý nhân sự, tài sản, công cụ và tài chính tại các bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng theo đúng tiêu chuẩn qui định của khách sạn.

– Thực hiện đánh giá năng lực và đào tạo nhân viên đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

– Chủ trì hoặc tham gia xây dựng được một số kế hoạch của các bộ phận như: kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện.

– Lập được các loại báo cáo, soạn thảo được văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của khách sạn – nhà hàng.

– Ứng dụng được phần mềm quản trị khách sạn trong công việc hàng ngày.

– Phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của các bộ phận lưu trú, ăn uống, hội nghị, hội thảo và phát hiện ra được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hiệu quả kinh doanh.

– Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

2.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

– Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

– Thân thiện, cởi mở, sẵn sàng phục vụ và bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng khách du lịch.

– Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm; thiện chí trong tiếp nhận ý kiến và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công việc.

– Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng với sự phát triển của thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ du lịch.

– Rèn luyện khả năng chịu áp lực cao trong công việc, khả năng thích ứng, linh hoạt trong xử lý tình huống, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

– Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong quá trình tác nghiệp.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Lễ tân.

– Buồng phòng.

– Nhà hàng.

– Kinh doanh – tiếp thị.

– Phụ bar; Phụ bếp.

– Quản lý lễ tân.

– Quản lý buồng phòng.

– Quản lý nhà hàng.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian học tập

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2335 giờ/100 tín chỉ

– Số lượng môn học, mô đun: 31

– Khối lượng học tập các môn học chung: 695 giờ/31 tín chỉ

– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 1640 giờ/69 tín chỉ

– Khối lượng lý thuyết: 817 giờ; Thực hành, thực tập, kiểm tra : 1518 giờ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 202 Hồ Tùng Mậu, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0922 333 885

Email: Vp@hateco.edu.vn

Fanpage: fb/kinhtecongnghehanoi

Tiktok: cdkinhtecongnghehateco

Trực 7h30 – 17h30 từ thứ 2 đến thứ 7

Hỗ trợ ngoài giờ hành chính và chủ nhật.

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN