CÔNG NGHỆ TÔ TÔ

Ngành, nghề: CÔNG NGHỆ Ô TÔ

Mã ngành, nghề:  6510216

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian khóa học: Tối đa 3 năm

  1. Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo

Định hướng giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Việt Nam phát triển công nghiệp ô tô trở thành ngành quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

Ngành công nghệ ô tô điện là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng. Tại trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà nội, bạn sẽ được học tập trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động và giàu tính thực tiễn. Với triết lý đào tạo “Học gắn với thực hành sản xuất”, sinh viên sẽ được học và trải nghiệm thực tế sửa chữa cùng với đội ngũ giảng viên – chuyên gia  dày dặn kinh nghiệm đã từng tham gia công tác sửa chữa, lắp ráp tại các ga ra và các hãng ô tô danh tiếng.

  1. Mục tiêu đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ ô tô điện trình độ Cao đẳng được thiết kế để đào tạo nhân lực kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực công nghệ ô tô. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong tỉnh, cả nước và xuất khẩu lao động; Đào tạo ra người kỹ sư thực hành giỏi về kiến thức, vững về tay nghề, có đạo đức, lối sống tốt.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Kiến thức

  • Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn ngành Công nghệ ô tô;
  • Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;
  • Hiểu được cách đọc các bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;
  • Có kiến thức về qui trình và phương pháp tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng phức tạp của động cơ và ô tô
  • Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ôtô;
  • Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thủy lực của ôtô hiện đại;
  • Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ôtô;
  • Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô;
  • Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong ngành Công nghệ ô tô;
  • Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.
  • Nêu được nội dung và những nguyên lý cơ bản trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất.

2.2.2. Kỹ năng

  • Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong ngành Công nghệ ôtô;
  • Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ôtô đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;
  • Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử; khí nén và thủy lực trong ôtô;
  • Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;
  • Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;
  • Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;
  • Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;
  • Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;
  • Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn.
  • Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;
  • Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
  • Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành Công nghệ ô tô
  • Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam;
  • Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, yêu nghề;
  • Có kiến thức bảo vệ môi trường, cộng đồng của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;
  • Lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc;
  • Sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
  • Thể chất, quốc phòng:
  • Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;
  • Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;
  • Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh;
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

2.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

  • Thực hiện công việc có đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ: Xác định chính xác thông tin về nơi làm việc: quy mô, trang thiết bị, nhà xưởng, nội quy, quy định. Xác định đúng mục đích, yêu cầu, sản phẩm, nội quy của công việc;
  • Thực hiện trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền; thực hiện công việc cần cù chịu khó và sáng tạo; thực hiện công việc đúng kỷ luật lao động của tổ chức và thực hiện đúng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;
  • Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
  • Giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
  • Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;
  • Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Người lao động kỹ thuật có trình độ Cao đẳng sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô, nhà máy lắp ráp và các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ôtô và các cơ sở đào tạo nghề; được phân công làm việc ở các vị trí:

  • Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ôtô;
  • Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô;
  • Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hang của các hãng ô tô;
  • Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ôtô.
  • Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề.
  1. Khối lượng kiến thức và thời gian học tập

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2387 giờ/100 tín chỉ

– Số lượng môn học, mô đun: 32

– Khối lượng học tập các môn học chung: 695 giờ/31 tín chỉ

– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 1692 giờ/69 tín chỉ

– Khối lượng lý thuyết: 712 giờ; Thực hành, thực tập: 1675 giờ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 202 Hồ Tùng Mậu, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0922 333 885

Email: Vp@hateco.edu.vn

Fanpage: fb/kinhtecongnghehanoi

Tiktok: cdkinhtecongnghehateco

Trực 7h30 – 17h30 từ thứ 2 đến thứ 7

Hỗ trợ ngoài giờ hành chính và chủ nhật.

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN